Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cập nhật mới 2024

Đăng vào Kiểu dáng công nghiệp 72 lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là một bước cần thiết để bảo vệ các sáng tạo trong thiết kế sản phẩm. Góp phần củng cố thương hiệu và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc đăng ký này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi thế độc quyền và tránh việc bị bắt chước hoặc sao chép thiết kế một cách bất hợp pháp.

Trong bài viết này, ISOHA sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình, hồ sơ, chi phí và thời gian cần thiết để hoàn thành việc đăng ký bảo hộ KDCN. Mời Quý doanh nghiệp theo dõi để hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký này!

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở đâu tại Việt ?

Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ KDCN. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Và Cục còn có hai văn phòng đại diện khác tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

  • Địa chỉ trụ sở Cục SHTT: Số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh: Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. HCM.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

2. Hình thức nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Cách thức nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm hai hình thức chính: nộp trực tiếp và nộp trực tuyến.

2.1 Nộp đơn trực tiếp đăng ký bảo hộ KDCN

Người nộp đơn có thể tự mình hoặc thông qua bưu điện gửi đơn đến Cục SHTT. Nếu chọn gửi qua bưu điện, người nộp cần thanh toán phí qua dịch vụ này và sao chụp biên nhận chuyển tiền để gửi kèm hồ sơ đơn tới địa chỉ tiếp nhận của Cục SHTT.

Khi chuyển tiền phí, đến một trong 3 điểm tiếp nhận đơn. Phải đảm bảo hồ sơ gửi qua bưu điện tương ứng với điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT.

2.2 Nộp đơn đăng ký độc quyền KDCN trực tuyến

Để nộp đơn trực tuyến: người nộp cần có tài khoản được phê duyệt bởi Cục SHTT. Bao gồm chứng minh thư số và chữ ký số.

Quy trình nộp đơn trực tuyến gồm các bước:

  • Người nộp khai báo thông tin và gửi đơn đăng ký trên hệ thống trực tuyến của Cục SHTT.
  • Sau khi hoàn thành, người nộp đơn nhận được phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
  • Trong vòng 1 tháng, người nộp đơn cần xuất trình phiếu xác nhận tại một điểm tiếp nhận của Cục SHTT và nộp kèm tài liệu liên quan.
  • Nếu hồ sơ và phí được nộp đầy đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ cấp số đơn vào hệ thống.
  • Nếu tài liệu không đủ hoặc phí chưa được nộp đúng quy định, đơn đăng ký sẽ bị từ chối.
  • Nếu người nộp đơn không hoàn tất thủ tục theo quy định, tài liệu trực tuyến không hợp lệ sẽ bị hủy bỏ và Cục SHTT sẽ thông báo trên hệ thống.

3. Mẫu tờ khai đăng ký độc quyền KDCN

Mẫu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tải về: Mẫu đơn đăng ký bảo hộ KDCN: Phụ lục A – Mẫu số 3

Tải về: Bản mô tả mẫu đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp

4. Thủ tục đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp:

4.1 Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký KDCN cần có các tài liệu sau:

Tài liệu bắt buộc:

  • Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu mới nhất, gồm 2 bản (1 bản cho Cục SHTT và 1 bản đóng dấu nhận đơn để doanh nghiệp lưu).
  • Bản mô tả KDCN gồm:
    • Tên kiểu dáng (ví dụ: Chai nhựa).
    • Chỉ số phân loại Quốc tế KDCN (ví dụ: 09-01).
    • Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm (ví dụ: Dùng để chứa thực phẩm dạng lỏng).
    • Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết (thường kê khai là “Không biết”).
    • Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ thiết kế của KDCN (4 bộ).
    • Mô tả chi tiết KDCN.
    • Yêu cầu bảo hộ.
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí (nếu nộp qua bưu điện, nếu nộp trực tiếp sẽ đóng phí tại nơi nộp đơn).

Tài liệu bổ sung (nếu có):

  • Giấy ủy quyền cho người nộp đơn (nếu nộp qua đại diện).
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có).
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy đồng ý chuyển giao quyền nộp đơn).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu quyền ưu tiên).
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm độc quyền (nếu đơn đăng ký có chứa nhãn hiệu).

4.2 Chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện đang bao gồm các khoản phí như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng.
  • Phí phân loại KDCN: 100.000 đồng mỗi phân loại (Cục SHTT sẽ thực hiện phân loại lại nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác).
  • Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng mỗi đối tượng.
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng mỗi hình.
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định: 480.000 đồng mỗi đối tượng.

Lưu ý rằng: các mức phí này có thể thay đổi theo quy định mới. ISOHA cam kết cập nhật thông tin mới nhất về phí và lệ phí để đảm bảo bạn luôn nắm rõ chi phí chính xác.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp do ISOHA thực hiện

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

4.3 Thời gian xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thời gian xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Thẩm định hình thức: Quá trình này diễn ra trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn: Đơn sẽ được công bố trên trang điện tử của Cục SHTT sau 2 tháng kể từ khi đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
  • Thẩm định nội dung: Quá trình này mất tối đa 7 tháng, tính từ ngày công bố đơn.

Thời gian xử lý có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ phức tạp của kiểu dáng công nghiệp và khả năng gây nhầm lẫn với các đơn đăng ký trước đó.

Xem thêm:

Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu Nhãn hiệu độc quyền online: Cơ bản và Nâng cao

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền tác giả

Mẫu công văn nhắc nhãn hiệu sản phẩm gửi Cục sở hữu trí tuệ

Cách tra cứu nhãn hiệu hàng hóa có bị trùng hay không?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới và chi tiết nhất

Thay đổi địa chỉ trên đơn đăng ký thương hiệu độc quyền đã nộp tại Cục SHTT

5. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuyên nghiệp và nhanh chóng – ISOHA

6.1 Tầm quan trọng của việc tra cứu chính xác trước khi đăng ký KDCN

Tra cứu kỹ lưỡng là bước quan trọng trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Khi lựa chọn một dịch vụ thiếu uy tín có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ: Nếu mẫu kiểu dáng đã được đăng ký trước nhưng không được phát hiện do tra cứu không chính xác. Doanh nghiệp có thể gặp rắc rối khi sản xuất hàng loạt. Thời điểm Cục SHTT từ chối cấp bằng bảo hộ sau 7-10 tháng sẽ gây tổn hại đến kinh doanh, uy tín. Và phát sinh chi phí không mong muốn.

6.2 Lợi ích của việc đăng ký KDCN nhanh chóng

Cùng với tra cứu chính xác, việc đăng ký nhanh chóng cũng rất quan trọng. Đơn đăng ký nào được nộp sớm sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Quy trình đăng ký nhanh giúp giảm thời gian chờ đợi và cấp bằng bảo hộ sớm. Từ đó ngăn chặn làm giả, làm nhái. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sản phẩm.

ISOHA tự hào với kinh nghiệm dày dặn trong việc đăng ký KDCN cho nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên viên giàu kỹ năng sẽ đảm bảo tra cứu chính xác và đưa ra giải pháp phù hợp ngay từ đầu, giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro không mong muốn.

Nếu sản phẩm của bạn chưa được đăng ký bảo hộ. Hãy nhanh chóng tiến hành thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Liên hệ ISOHA để được tư vấn và hỗ trợ quy trình đăng ký chi tiết!

5/5 - (4 bình chọn)
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat MessergerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA