Đăng ký giấy phép kinh doanh: Đối tượng nào bắt buộc phải tiến hành?

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Nhà nước ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn đăng ký kinh doanh. Không còn phải mất thời gian và công sức vì quy trình đăng ký giấy phép đã được chuyển sang hình thức trực tuyến. Bạn chỉ cần kết nối internet. Và truy cập vào trang web của Cổng thông tin điện tử quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn để bắt đầu quy trình đăng ký của mình.

Đối tượng nào cần phải có giấy phép kinh doanh (GPKD) và đối tượng nào không cần? Quy trình đăng ký ra sau?

Đừng lo, ISOHA sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online mới nhất. ISOHA sẽ giúp bạn tự tin hoạt động đúng quy định pháp luật và phát triển doanh nghiệp của bạn một cách bền vững.

Đăng ký giấy phép kinh doanh: Đối tượng nào bắt buộc phải tiến hành?

1. Đăng ký giấy phép kinh doanh: Đối tượng nào bắt buộc phải thực hiện?

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định chi tiết về đối tượng cụ thể nào phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn có địa điểm kinh doanh cố định. Thì nên tiến hành đăng ký GPKD. Điều này không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật. Mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động một cách minh bạch và bền vững hơn.

2. Các trường hợp không cần đăng ký giấy phép kinh doanh

Có một số loại hình kinh doanh sau đây không yêu cầu phải đăng ký GPKD. Cụ thể là:

2.1 Cá nhân hoạt động thương mại

Đây là các cá nhân tự mình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng ngày mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Các cá nhân này không được coi là “thương nhân” theo Luật Thương mại.

Các hoạt động cụ thể bao gồm:

  • Buôn bán rong hoặc buôn bán dạo: Các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.  Bao gồm cả việc bán sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm.
  • Buôn bán vặt: Bán những vật dụng nhỏ lẻ mà không có địa điểm cố định.
  • Bán quà vặt: Bán quà bánh, đồ ăn, nước uống mà không cần địa điểm cố định.
  • Buôn chuyến: Mua hàng từ nơi khác về bán lại theo từng chuyến.
  • Dịch vụ cá nhân: Các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa xe, trông giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Hoạt động thương mại độc lập: Các hoạt động thương mại thực hiện độc lập và thường xuyên mà không cần đăng ký kinh doanh.

2.2 Kinh doanh lưu động

Đây là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định, chẳng hạn như các xe bán hàng rong, xe bán cá viên chiên và các hình thức kinh doanh lưu động khác.

Những hoạt động này đều được pháp luật cho phép mà không yêu cầu phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các cá nhân và nhóm nhỏ khởi nghiệp kinh doanh.

2. Bán hàng online có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?

Việc bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh hay không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cá nhân và tổ chức muốn kinh doanh trực tuyến cần tuân thủ các quy định sau:

  1. Không cần đăng ký kinh doanh: Theo Điều 03 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không có địa điểm cố định không bắt buộc phải đăng ký GPKD.
  2. Phải đăng ký kinh doanh: Theo Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, các thương nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại, sở hữu website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc đấu giá trực tuyến phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công Thương.

Như vậy, đối với người bán hàng online đơn thuần, việc đăng ký giấy phép kinh doanh không bắt buộc.

Mặc dù không cần đăng ký kinh doanh, người bán hàng online vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về thông tin, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nghĩa vụ thuế, quyền sở hữu trí tuệ và tính chân thực, minh bạch theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh trực tuyến (online)

Việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh trực tuyến đòi hỏi bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin trước khi đăng ký GPKD

Trước khi tiến hành đăng ký, bạn cần chuẩn bị các thông tin quan trọng như tên công ty, địa điểm hoạt động, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật, và ngành nghề kinh doanh. Đây là bước quan trọng giúp quy trình đăng ký diễn ra suôn sẻ.

==> Xem thêm:

Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Quy định mới nhất về đăng ký doanh nghiệp

Hướng dẫn cách đặt tên cho công ty không bị trùng

Bổ sung ngành nghề trên Giấy phép kinh doanh (cập nhật mới nhất)

Đăng ký thành lập công ty Cổ phần online mới nhất (tải biểu mẫu đầy đủ)

Bước 2: Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp

Tại Việt Nam, bạn có thể chọn một trong những hình thức kinh doanh phổ biến sau:

  • Hộ kinh doanh (HKD): Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, phù hợp cho các hoạt động nhỏ lẻ.
  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Có tư cách pháp nhân, phạm vi hoạt động lớn hơn hộ kinh doanh.
  • Công ty TNHH MTV: Có tư cách pháp nhân, được thành lập bởi ít nhất một thành viên.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có tư cách pháp nhân, cần ít nhất hai thành viên.
  • Công ty cổ phần (Công ty CP): Có tư cách pháp nhân, cần ít nhất ba thành viên, vốn được chia thành các cổ phần và có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua ☎ 0909.384.449 hoặc truy cập Facebook Tư vấn giấy phép ISOHA để được tư vấn miễn phí.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh

Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đăng ký giấy phép kinh doanh.
  • Bản sao và công chứng Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Điều lệ công ty: Bao gồm cơ cấu tổ chức, quy tắc hoạt động, quyền và nghĩa vụ của cổ đông/thành viên.
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề đăng ký, như danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông.

Lưu ý: Hồ sơ cần được scan và nộp trực tuyến. Các bản sao công chứng phải còn hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Bước 4: Nộp hồ sơ, thanh toán chi phí đăng ký

Nộp hồ sơ và thanh toán chi phí đăng ký kinh doanh trực tuyến. Chi phí đăng ký là 100.000 đồng. Sau khi nộp, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận qua email.

Đăng ký giấy phép kinh doanh do ISOHA thực hiện

Đăng ký giấy phép kinh doanh do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

Bước 5: Theo dõi và nhận giấy phép kinh doanh

Sau khi hồ sơ được nộp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý trong vòng 3 ngày làm việc. Bạn có thể theo dõi tiến độ xử lý qua đường link này.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo và bản dự thảo GPKD qua email.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, hệ thống sẽ gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh qua email. Bạn cần chỉnh sửa và nộp lại hồ sơ mà không mất thêm phí.

Lưu ý: Thời gian chỉnh sửa hồ sơ là 60 ngày, nếu quá thời hạn này, hồ sơ sẽ bị hủy bỏ. Giấy phép kinh doanh bản chính sẽ được gửi qua bưu điện đến địa chỉ bạn cung cấp trong hồ sơ.

4. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh giá rẻ và uy tín – ISOHA

Bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để xin giấy phép kinh doanh? ISOHA chính là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn xử lý mọi thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, chính xác với chi phí rẻ nhất. Với kinh nghiệm dày dặn, ISOHA đảm bảo hồ sơ của bạn được xử lý đúng ngay từ lần đầu, tránh việc phải ký lại nhiều lần gây phiền phức.

Dưới đây là những điểm mạnh được khách hành đánh giá cao tại ISOHA:

✔ Tư Vấn Chuyên Nghiệp:

  • Hỗ trợ tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.
  • Tư vấn đăng ký thêm các ngành nghề liên quan trong tương lai, giúp bạn tránh mất thời gian và chi phí cho việc bổ sung sau này.

✔ Thông Tin Tư Vấn Chính Xác:

  • ISOHA luôn cập nhật những văn bản pháp luật mới nhất để tư vấn chính xác cho doanh nghiệp.
  • Mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng giúp ISOHA nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời.

✔ Đơn Giản Và Nhanh Chóng:

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị bản công chứng CCCD của các thành viên, các thủ tục còn lại sẽ do ISOHA chủ động thực hiện.
  • Hồ sơ được xử lý chính xác ngay từ đầu, rút ngắn thời gian cấp giấy phép kinh doanh.

✔ Hỗ Trợ Pháp Lý Về Sau:

  • Sau khi đăng ký kinh doanh, ISOHA cam kết hỗ trợ pháp lý và tư vấn cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp.

“ISOHA – Tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp, mang đến sự thành công bền vững.”

5/5 - (2 bình chọn)
Viết bình luận

*

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.